Bí Quyết Sửa Chữa Bàn Làm Việc Gỗ Cũ Bị Hư Hỏng

Bàn làm việc gỗ được ưu tiên sử dụng trong văn phòng với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng, mẫu mã. Tuy nhiên sẽ có lúc bạn vô tình vấy bẩn lên bàn mà không biết cách khắc phục

Vinasave - hệ thống cửa hàng thanh lý đồ cũ uy tín
Bạn cần bán thanh lý đồ cũ liên hệ ngay: 0909070318 để được bán nhanh.

Bàn làm việc gỗ cũ dù có chất lượng tốt đến mấy thì sử dụng trong một thời gian dài cũng sẽ xảy ra tình trạng hỏng hóc, xiêu vẹo. Chính vì vậy bạn nên bỏ túi một số bí quyết dưới đây để giúp giải quyết mọi vấn đề liên quan đến bàn làm việc cũ của mình một cách tiện lợi và nhanh chóng.

Bí Quyết Sửa Chữa Bàn Làm Việc Gỗ Cũ Bị Hư Hỏng

1. Tình trạng hộc bàn làm việc gỗ cũ bị rớt

Đây được xem là một trong những lỗi hư hỏng thường gặp nhất khi bạn sử dụng bàn làm việc gỗ công nghiệp trong văn phòng. Nguyên nhân xuất phát từ việc phần ray trượt chịu toàn bộ trọng lực của hộc bàn thường mỏng và yếu, trong khi chúng ta lại hay có thói quen đựng quá nhiều giấy tờ hoặc vật dụng cá nhân trong hộc bàn. Lâu dần việc này sẽ vô tình làm hệ thống ray trượt không còn đủ sức cố định được nữa, dẫn đến tình trạng hộc sẽ bị rớt hẳn ra bên ngoài.

Để giải quyết vấn đề này cũng tương đối đơn giản, bạn chỉ cần tìm mua một ray trượt mới để thay thế vào là xong. Tuy nhiên trong trường hợp bề mặt gỗ đã bị toác quá nặng thì dù có thay hẳn một ray trượt khác bạn cũng nên hạn chế đừng đựng quá nhiều đồ cũng như càng ít mở hộc tủ ra càng tốt.

2. Tình trạng chân bàn làm việc gỗ cũ bị lung lay

Chân bàn bị lung lay là nguyên nhân khiến bạn thường phải thanh lý bàn làm việc gỗ cũ của mình nhất. Tuy nhiên nhiều người thường có xu hướng bỏ qua lỗi này mà không biết rằng nếu tình trạng trên diễn ra quá lâu thì chiếc bàn của bạn sẽ ngày càng trở nên xiêu vẹo và có khả năng đổ ập xuống bất kì lúc nào.

Có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng chân bàn lung lay xảy ra chủ yếu là do chất liệu gỗ kém chất lượng, bị toác sau một thời gian sử dụng hoặc do phần đinh đóng bị lỏng mà không được kiểm tra thường xuyên. Với phần lỗi này thì cách sửa nhanh nhất là dùng 2 đoạn cây nhỏ bắt chéo ở 4 góc bàn giúp cố định chiếc bàn một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Bí Quyết Sửa Chữa Bàn Làm Việc Gỗ Cũ Bị Hư Hỏng

Vinasave kinh doanh nhiều loại bàn làm việc gỗ cũ đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng.

Tuy vậy trong trường hợp bàn đã quá lỏng lẻo và không thể cố định lại được nữa thì bạn có thể cân nhắc chọn lựa một chiếc bàn làm việc gỗ cũ chất lượng hơn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán bàn làm việc gỗ cũ giá rẻ trong đó có Vinasave - công ty chuyên thanh lý hàng hóa đã qua sử dụng rất có thương hiệu trên thị trường.

Hiện tại, dịch vụ thanh lý đồ cũ Vinasave không chỉ cung cấp bàn làm việc gỗ cũ giá tốt mà còn kinh doanh hơn hàng ngàn sản phẩm nội thất văn phòng khác như ghế xoay, ghế chân quỳ, quầy lễ tân….Chính vì vậy đây sẽ là một giải pháp tiết kiệm hoàn hảo nếu bạn có ý định thay đổi chiếc bàn làm việc cũ hư hỏng của mình mà vẫn muốn giảm thiểu gánh nặng ngân sách cho công ty.

3. Tình trạng bàn làm việc gỗ cũ bị trầy xước

Bàn làm việc gỗ bị trầy xước là lỗi phổ biến nhất mà hầu như văn phòng nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên bạn không cần phải quá lo lắng vì có rất nhiều cách khắc phục các lỗi trầy xước từ nhỏ đến lớn.

Bút sáp màu: Cách này được dùng để áp dụng với những vết xước nhỏ và nông. Cụ thể bạn hãy chọn những chiếc bút sáp cùng màu với mặt bàn rồi tô đè lên vết xước, phần sáp này sẽ lấp đầy lên những vết xước nhỏ mà bạn mới gây ra. Tiến hành lau sạch phần sáp bị dư thừa, bạn sẽ nhận thấy bàn của mình trở nên phẳng lì và không tì vết như lúc ban đầu.

Dầu ô liu, dầu dừa: Đây là 2 nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm nhưng lại cực kì hữu ích trong việc xóa mờ những vết xước trên bàn làm việc gỗ cũ. Dùng một chiếc khăn nhúng trực tiếp vào dung dịch dầu oliu hoặc dầu dừa rồi lau đè lên những vết xước nhỏ, bạn sẽ thấy các vết xước mờ dần đi đồng thời bàn làm việc của bạn cũng trở nên bóng loáng vô cùng đẹp mắt.

Dung dịch phục hồi màu gỗ: Bạn nên sử dụng dung dịch phục hồi màu gỗ chuyên dụng trong trường hợp vết xước trên bàn làm việc quá dày đặc. Đây cũng là cách được các công ty thu mua đồ cũ áp dụng để tái chế hàng hóa trước khi bán ra. Bạn nên cố gắng chọn lựa màu dung dịch đồng nhất với màu bàn làm việc của mình để sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ mang tính thẩm mỹ cao hơn.

Bí Quyết Sửa Chữa Bàn Làm Việc Gỗ Cũ Bị Hư Hỏng

Cửa hàng thanh lý hàng hóa cũ quy mô của Vinasave tại TP.HCM

Lưu ý: Nếu trên bàn có những vết xước quá sâu thì hãy thử dùng một miếng giấy nhám nhỏ để san phẳng trước sau đó mới tiến hành quét dung dịch phục hồi.

Với những bí quyết trên, hi vọng bạn đã biết cách sửa chữa bàn làm việc gỗ cũ của mình khi cấp bách. Nên nhớ việc sở hữu một chiếc bàn làm việc chất lượng không chỉ làm đẹp không gian văn phòng mà còn giúp cho quá trình làm việc của bạn được thuận lợi và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn chưa cảm thấy thỏa đáng ở vấn đề nào thì hãy để lại ý kiến ngay bên dưới phần bình luận, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét để giải quyết vấn đề nhé!

Từ khóa:
logo ViNasave
Top
  -
Đặt mua thành công -